Sinh thái và hành vi Cầy thảo nguyên

Chế độ ăn

Cầy thảo nguyên ăn chủ yếu là cỏ, mặc dù chúng cũng ăn một vài loại côn trùng. Chúng ăn chủ yếu cỏ và các loại hạt nhỏ. Vào mùa thu, chúng ăn những thực vật có hoa không phải là cỏ (Forb). Vào mùa đông, những con cái đang mang thai và cho con bú bổ sung chế độ ăn của chúng với tuyết để bù thêm nước.[7] Chúng cũng ăn rễ, hạt, quả và chồi, cũng như các loài cỏ khác nhau. Cầy thảo nguyên đuôi đen ở South Dakota ăn cỏ xanh, Buchloe dactyloides, Vulpia octoflora[7] trong khi cầy thảo nguyên Gunnison ăn cỏ rabbitbrush, cỏ lăn, bồ công anh, cỏ saltbush và xương rồng ngoài cỏ xanh ra. Cầy thảo nguyên đuôi trắng bị cho là có giết sóc đất, một loài động vật ăn cỏ cạnh tranh khác.[8][9]

Môi trường sống và thói quen đào hang

Cầy thảo nguyên tại lối vào hang

Cầy thảo nguyên sống chủ yếu ở độ cao từ 2.000 đến 10.000 ft trên mực nước biển.[10] Các khu vực nơi chúng sinh sống có thể ấm lên đến 38 °C (100 °F) vào mùa hè và lạnh đến −37 °C (−35 °F) vào mùa đông.[10] Vì sống trong các khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi các hiểm họa từ môi trường, bao gồm mưa đá, bão tuyết, và lũ lụt, cũng như hạn hán và hỏa hoạn trên đồng cỏ, hang trú ẩn cung cấp sự bảo vệ thiết yếu. Hang giúp cầy thảo nguyên kiểm soát nhiệt độ cơ thể của chúng (Điều hòa thân nhiệt) ở mức là 5-10 °C trong mùa đông và 15-25 °C trong mùa hè. Hệ thống đường hầm của cầy thảo nguyên dẫn nước mưa vào chỗ trũng giúp tránh được dòng chảy mặtxói mòn, và cũng có thể thay đổi thành phần của đất trong một khu vực bằng cách đảo ngược sự nén chặt đất có thể là do sự chăn thả gia súc gây ra.

Hang cầy thảo nguyên dài 5–10 m (16–33 ft) và 2–3 m (6.6–9.8 ft) nằm bên dưới mặt đất.[11] Các lối vào hang thường có đường kính 10–30 cm (3,9–11,8 in).[11] Hang cầy thảo nguyên có thể có đến sáu lối vào. Đôi khi lối vào chỉ đơn giản là các lỗ phẳng trên mặt đất, hoặc cũng có thể được bao quanh bởi các ụ đất chất thành đống hoặc ép cứng.[11] Một số gò, được gọi là miệng hố vòm, có thể cao tới 20–30 cm (7,9–11,8 in). Các gò đất khác, được gọi là miệng hố vành, có thể cao tới 1 m.[11] Miệng hố vòm và miệng hố vành có tác dụng là nơi quan sát được sử dụng bởi các loài động vật để cảnh giác các loài thú ăn thịt. Chúng cũng giúp bảo vệ các hang khỏi lũ lụt. Các lỗ cũng có thể giúp tạo sự thông thoáng khi không khí đi qua miệng hố vòm và rời khỏi miệng hố vành, tạo một cơn gió nhẹ cho hang.[11] Các hang của cầy thảo nguyên gồm các "phòng" với một số chức năng nhất định. Chúng có các "phòng" dành cho con non, "phòng" cho ban đêm và các "phòng" cho mùa đông. Chúng cũng có các "phòng" khí với chức năng bảo vệ hang khỏi lũ lụt [10] và một chỗ để nghe ngóng những loài động vật săn mồi. Khi trốn những động vật săn mồi, cầy thảo nguyên sử dụng những "phòng" ở vị trí nông, thường là một mét bên dưới mặt đất.[11] Các "phòng" cho con non thường ở vị trí sâu hơn, cách mặt đất từ hai đến ba mét.[11]

Tổ chức xã hội và không gian sống

Gia đình cầy thảo nguyên

Với đặt tính xã hội cao, cầy thảo nguyên sống trong các bầy lớn hoặc "thị trấn", và các gia đình cầy thảo nguyên có thể trải rộng hàng trăm mẫu Anh. Các nhóm gia đình cầy thảo nguyên là những đơn vị cơ bản nhất trong xã hội của chúng.[11] Các thành viên của một nhóm gia đình sống trên cùng một lãnh thổ.[6] Các nhóm gia đình cầy thảo nguyên đuôi đencầy thảo nguyên Mexico được gọi là "phe phái", trong khi "gia tộc" được sử dụng để mô tả các nhóm gia đình cầy thảo nguyên đuôi trắng, GunnisonUtah.[6] Mặc dù hai nhóm gia đình này tương tự nhau, nhưng các "phe phái" có khuynh hướng gắn bó chặt chẽ hơn là các "gia tộc".[12] Các thành viên của một nhóm gia đình tương tác thông qua hình thức giao tiếp bằng miệng hoặc "hôn" và chải chuốt lẫn nhau.[10][11] Chúng không thực hiện những hành vi này với những con cầy thảo nguyên đến từ các nhóm gia đình khác.[11]

Một cặp cầy thảo nguyên

Một "thị trấn" cầy thảo nguyên có thể có 15–26 nhóm gia đình.[11] Cũng có thể có các những phân nhóm trong một thị trấn, được gọi là "phường", được ngăn cách bởi một rào chắn. Các nhóm gia đình tồn tại trong các "phường" này. Hầu hết các nhóm gia đình cầy thảo nguyên được tạo thành từ một con đực trưởng thành, hai đến ba con cái trưởng thành và một đến hai con non đực và một đến hai con non cái. Cầy thảo nguyên cái sống cả đời trong nhóm sinh sản và do đó đảm bảo sự ổn định của nhóm.[11] Cầy thảo nguyên đực rời khỏi nhóm sinh sản khi chúng trưởng thành để tìm một nhóm gia đình khác nhằm tiếp tục bảo vệ và sinh sản. Một số nhóm gia đình có nhiều con cái sinh sản hơn nên một con đực không thể kiểm soát, vì vậy có hơn một con đực trưởng thành trong chúng. Trong số các nhóm có nhiều con đực này, một số con có thể có mối quan hệ thân thiện với nhau, nhưng phần lớn trong số chúng đều có môi quan hệ thù địch. Từ hai đến ba nhóm những cầy thảo nguyên cái có thể được kiểm soát bởi một con cầy thảo nguyên đực. Tuy nhiên, giữa các nhóm cầy thảo nguyên cái này thì không có mối quan hệ thân thiện.[11]

Lãnh thổ của cầy thảo nguyên trung bình chiếm 0,05-1,01 ha. Các vùng lãnh thổ có biên giới được thiết lập tốt, trùng với các rào cản vật lý như đá và cây cối.[11] Các con đực trong cùng một lãnh thổ bảo vệ nơi đó và có hành vi thù địch với những con đực ở các gia đình khác để bảo vệ lãnh thổ của chúng. Những lần tương tác này có thể xảy ra 20 lần mỗi ngày và kéo dài khoảng năm phút. Khi hai con cầy thảo nguyên đụng độ nhau ở rìa lãnh thổ của chúng, chúng sẽ bắt đầu lườm nhau, làm các động tác vờn, xòe đuôi, nghiến răng và ngửi các tuyến mùi hương của nhau. Khi chiến đấu, cầy thảo nguyên sẽ cắn, đá và ủi vào nhau.[11] Nếu đối thủ của chúng có kích thước bằng hoặc nhỏ hơn, thì con cái sẽ tham gia chiến đấu. Còn nếu không, khi nhìn thấy đối thủ, con cái sẽ ra hiệu cho con đực.

Sinh sản và nuôi con

Cầy thảo nguyên cái và con nhỏ

Cầy thảo nguyên giao hợp ở trong hang, và điều này làm giảm nguy cơ bị gián đoạn bởi một con đực cạnh tranh khác. Chúng cũng ít có nguy cơ bị ăn thịt. Những hành vi cho thấy rằng một con cầy thảo nguyên cái đang trong chu kỳ động dục bao gồm việc kết giao dưới lòng đất, tự liếm bộ phận sinh dục, tắm bụi và vào hang trễ vào ban đêm.[13] Việc liếm bộ phận sinh dục có thể bảo vệ chúng chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm trùng sinh dục,[13] trong khi việc tắm bụi có thể bảo vệ chống lại bọ chét và ký sinh trùng khác. Cầy thảo nguyên cũng có tiếng gọi giao phối, từ 2 đến 25 tiếng sủa và ngừng lại từ 3 đến 15 giây giữa mỗi đợt.[13] Cầy thảo nguyên cái có thể cố gắng để tăng sự thành công của việc sinh sản của bằng cách giao phối với con đực bên ngoài nhóm gia đình của chúng. Khi quá trình giao hợp kết thúc, con đực không còn quan tâm đến con cái nữa, nhưng sẽ ngăn chặn những con đực khác giao phối với con cái bằng cách "cắm nút".[13]

Cầy thảo nguyên con

Đối với cầy thảo nguyên đuôi đen, những con đực cư trú trong nhóm gia đình là cha của tất cả các con non.[14] Các lứa con có nhiều cha mẹ có vẻ phổ biến hơn ở cầy thảo nguyên Utah và Gunnison.[12] Cầy thảo nguyên mẹ làm hầu hết mọi việc để chăm sóc cho con non. Ngoài việc nuôi dưỡng, con cái cũng bảo vệ "phòng" chăm sóc và thu thập cỏ để làm tổ. Con đực đóng vai trò bảo vệ các vùng lãnh thổ và duy trì các hang.[11] Con non dành sáu tuần đầu tiên của chúng dưới mặt đất được nuôi dưỡng.[10] Sau đó chúng được cai sữa và bắt đầu ra khỏi hang. Sau năm tháng, chúng phát triển hoàn toàn.[10] Chủ đề về sự hợp tác sinh sản ở cầy thảo nguyên đã gây tranh cãi giữa các nhà sinh vật học. Một số người cho rằng cầy thảo nguyên sẽ bảo vệ và nuôi con non không phải của chúng,[15] và có vẻ như con non sẽ ngủ trong một "phòng" với con cái khác; vì hầu hết việc chăm sóc diễn ra vào ban đêm, điều này có thể là một trường hợp chăm sóc lẫn nhau.[11] Trong trường hợp này, những người khác cho rằng việc chăm sóc lẫn nhau chỉ xảy ra khi các con cái nhầm con non của chúng. Tình trạng giết con non được biết là có xảy ra ở cầy thảo nguyên. Những con đực nào tiếp quản một nhóm gia đình sẽ giết con non của con đực trước đó.[11] Điều này khiến cho con cái sớm bị động dục.[11] Tuy nhiên, hầu hết tình trạng giết con non được thực hiện bởi những thành viên thân thuộc.[11] Con cái đang trong thời kỳ cho con bú sẽ giết con non của một con cái khác có liên quan để giảm sự cạnh tranh cho con của nó và để tăng diện tích tìm thức ăn do giảm sự bảo vệ lãnh thổ của con cái bị mất con. Những người ủng hộ lý thuyết mà cho rằng cầy thảo nguyên là loài nuôi dưỡng lẫn nhau nói rằng có một lý do khác cho tình trạng giết con non này, là để con cái có thể có được một người trợ giúp khác. Khi mà không còn con non nữa, con cái nào bị mất con có thể giúp nuôi dưỡng con non của những con cái khác.

Tiếng kêu báo động thú săn mồi

Cầy thảo nguyên cất tiếng kêu

Cầy thảo nguyên thích nghi tốt với những kẻ săn mồi. Sử dụng khả năng nhìn phân biệt hai màu sắc, nó có thể phát hiện được kẻ thù từ một khoảng cách xa; sau đó nó cảnh báo những con cầy thảo nguyên khác về mối nguy hiểm với một tiếng kêu cao độ đặc biệt. Constantine Slobodchikoff và những người khác khẳng định rằng cầy thảo nguyên sử dụng một hệ thống truyền âm tinh vi để mô tả những kẻ săn mồi cụ thể.[16] Theo họ, những tiếng kêu đó chứa những thông tin cụ thể về kẻ săn mồi, nó lớn đến mức nào và tốc độ tiếp cận nhanh như thế nào. Những thông tin này được mô tả như một dạng ngữ pháp. Theo Slobodchikoff, những tiếng kêu này, với đặc tính cá nhân của chúng nhằm tương ứng với một loài động vật ăn thịt cụ thể, ngụ ý rằng cầy thảo nguyên có khả năng phát triển nhận thức cao.[16] Ông cũng viết rằng cầy thảo nguyên có những tiếng kêu đối với những thứ không phải là động vật săn chúng. Điều này được trích dẫn là bằng chứng cho thấy các loài động vật có một ngôn ngữ mang tính mô tả và những tiếng kêu đối với bất kỳ mối đe dọa tiềm năng nào.[16]

Hành vi phản ứng báo động thay đổi tùy theo loại động vật ăn thịt được thông báo. Nếu báo động cho biết là có một con diều hâu lao thẳng về phía bầy, tất cả những con cầy thảo nguyên đang nằm trong đường bay của nó sẽ nhảy vào lỗ hang, trong khi những con ở bên ngoài đứng và quan sát. Nếu báo động là có con người, tất cả các thành viên trong bầy ngay lập tức lao vào trong hang. Đối với sói đồng cỏ, cầy thảo nguyên di chuyển đến lối vào của hang và đứng bên ngoài lối vào, quan sát chúng, trong khi những con cầy thảo nguyên bên trong hang cũng sẽ ra ngoài và quan sát. Đối với chó nhà, phản ứng là quan sát, đứng yên tại chỗ khi mà chúng vừa nghe báo động, và một lần nữa với những con cầy thảo nguyên đang ở dưới lòng đất thì sẽ trồi lên để quan sát.[16]

Có một sự tranh cãi về việc liệu tiếng kêu báo động của cầy thảo nguyên là vì lòng ích kỷ hay mang tính vị tha. Có thể là cầy thảo nguyên cảnh báo những con khác về sự hiện diện của động vật ăn thịt để chúng có thể tự bảo vệ mình. Tuy nhiên, cũng có thể là những tiếng kêu ấy nhằm mục đích gây nhầm lẫn và hoảng loạn trong các nhóm và làm những con khác để dễ bị nhìn thấy hơn bởi động vật ăn thịt so với con nào phát ra tiếng kêu. Các nghiên cứu về cầy thảo nguyên đuôi đen gợi ý rằng tiếng kêu báo động là một hình thức lựa chọn người thân, vì tiếng kêu của chúng cảnh báo cả con non và kể cả những con họ hàng xa, chẳng hạn như anh em họ, cháu chắt.[11] Những con cầy thảo nguyên với quan hệ thân thuộc thường được gọi nhiều hơn là những con khác. Ngoài ra, con cầy thảo nguyên đứng kêu có thể đang cố gắng làm cho nó trở nên đáng chú ý hơn đối với kẻ săn mồi.[11]] Mặc dù những kẻ săn mồi dường như cũng gặp khó khăn trong việc xác định xem con cầy thảo nguyên nào đang kêu do bản chất tiếng kêu "như nói bằng bụng" của nó.[11]

Có lẽ nổi bật nhất trong việc liên lạc của cầy thảo nguyên là tiếng kêu theo lãnh thổ hay còn gọi là "jump-yip" được thực hiện bởi cầy thảo nguyên đuôi đen.[17] Một con cầy thảo nguyên đuôi đen duỗi người của nó theo chiều dọc và tung hai chân trước của nó lên không trong khi thực hiện tiếng kêu. Động tác này làm cho những con cầy thảo nguyên gần đó thực hiện điều tương tự.[18]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cầy thảo nguyên http://www.adoptapet.com/s/prairie-dog-adoption http://www.cnn.com/EARTH/9612/16/sucking.dogs/ http://www.desertusa.com/dec96/du_pdogs.html http://www.etymonline.com/index.php?term=prairie http://www.kswo.com/Global/story.asp?S=6165243 http://www.departments.bucknell.edu/biology/resour... http://www.departments.bucknell.edu/biology/resour... http://campusapps.fullerton.edu/news/research/2004... http://jan.ucc.nau.edu/~cns3/SlobodchikoffSemantic... http://www.science.smith.edu/msi/pdf/i0076-3519-53...